Tiếng Việt English  
Home Our People Experiences Associations Contact us
[Phần 1/2] Mức tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ được chấp nhận bởi các tòa án của Việt Nam qua một số vụ án trong khoảng một thập kỷ qua
(Ngày đăng: 2019-08-29)

[Phần 1/2] Mức tiền bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong các vụ án tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ được chấp nhận bởi các tòa án của Việt Nam qua một số vụ án trong khoảng một thập kỷ qua

 

Email: vinh@bross.vn

 

Cơ sở pháp lý chung về đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ

 

Như chúng tôi đã đề cập ở bài viết “6 đặc trưng khác biệt chủ yếu của trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ so với trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự nói chung” (xem ở link: http://bross.vn/newsletter/ip-news-update/6-dac-trung-khac-biet-chu-yeu-cua-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-do-xam-pham-quyen-so-huu-tri-tue-so-voi-trach-nhiem-boi-thuong-thiet-hai-ngoai-hop-dong-theo-phap-luat-dan-su-noi-chung-1543), thiệt hại về tinh thần kèm theo 4 dạng thiệt hại về vật chất gây ra bởi hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện đòi được. 4 dạng thiệt hại về vật chất gồm: (a) tổn thất thực tế về tài sản, (b) mức giảm sút về thu nhập và lợi nhuận, (c) tổn thất cơ hội kinh doanh, và (d) chi phí hợp lý để ngăn chặn và khắc phục thiệt hại.

 

Tuy nhiên, chỉ khi nguyên đơn chứng minh được cả 3 căn cứ sau thì tòa án mới chấp nhận tổn thất thực tế về tài sản:

(i)         Lợi ích vật chất hoặc tinh thần là có thực và thuộc về người bị thiệt hại;

(ii)        Người bị thiệt hại có khả năng đạt được lợi ích (i) nêu trên

(iii)       Có sự giảm sút hoặc mất lợi ích của người bị thiệt hại sau khi hành vi xâm phạm xảy ra so với khả năng đạt được lợi ích đó khi không có hành vi xâm phạm và hành vi xâm phạm là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự giảm sút, mất lợi ích đó.

 

Tổng hợp 5 vụ án về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại được tòa án xét xử trước năm 2012

 

Rõ ràng có thể thấy rằng luật pháp áp đặt tiêu chuẩn pháp lý rất cao đối với yêu cầu bồi thường thiệt hại trong các vụ án tranh chấp liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ, tiêu chuẩn pháp lý mà trên thực tiễn được xem là rất khó chứng minh.

 

5 vụ án được các tòa án xét xử trước năm 2012 như chúng tôi tổng hợp dưới đây cho thấy có tòa án đã từng chấp nhận mức đòi bồi thường thiệt hại kỷ lục lên tới gần 740 triệu đồng so với con số 1,5 tỷ đồng nguyên đơn đòi bồi thường dù sau đó toàn bộ phần đòi bồi thường thiệt hai đã bị phán quyết của tòa phúc hủy bỏ toàn bộ, và thậm chí cả bản án sơ thẩm và phúc thẩm sau đó tiếp tục bị hủy bỏ và bị buộc phải xét xử sơ thẩm lại theo quyết định giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao.

 

Có vụ án nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại 3 tỷ đồng sau khi chứng minh các thiệt hại vật chất tồn tại dưới dạng phí li-xăng (chuyển giao) quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng chỉ được tòa án chấp nhận ở mức 10% của con số đòi bồi thường hoặc bằng 300 triệu đồng

 

Có vụ án nguyên đơn yêu cầu tòa án buộc bị đơn trả chi phí hợp lý thuê luật sư gần 200 triệu nhưng lại chỉ được tòa án chấp nhận 39 triệu đồng.

 

Dưới đây là tổng hợp 5 vụ án về xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại được các tòa án trên cả nước xét xử trước năm 2012.

 

Vụ án 1: Công ty GEDEON RICHTER Ltd vs. Công ty TNHH Dược phẩm T.N và Công ty cổ phần Dược và Vật tư Y tế tỉnh B.D

 

Bản án sơ thẩm số 275/2006/DSST ngày 29/3/2006

Tòa án xét xử sơ thẩm

Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

Vụ việc

Yêu cầu chấm dứt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

Nguyên đơn

Công ty GEDEON RICHTER Ltd

Bị đơn

Công ty TNHH Dược phẩm T.N và Công ty cổ phần Dược và Vật tư Y tế tỉnh B.D

Tóm tắt nội dung:

- Nguyên đơn là chủ sở hữu nhãn hiệu Postinor dùng cho thuốc tránh thai được bảo hộ tại Việt Nam và được cấp visa lưu hành số VN 0690-95 bởi Cục quản lý dược – Bộ Y tế

- Bị đơn sản xuất, lưu hành sản phẩm thuốc tránh thai nhãn hiệu POSINIGHT có kiểu dáng mẫu mã bao bì và cách đóng gói vỉ thuốc tương tự như nhãn hiệu thuốc tránh thai POSTINOR.

- Bị đơn bị yêu cầu liên đới bồi thường thiệt hại cho Nguyên đơn khoản thu nhập bị giảm sút trong khoảng thời gian từ tháng 4/2004 đến tháng 2/2005 (khoảng thời gian thuốc POSINIGHT với mẫu mã bao bì, cách đóng gói tương tự thuốc POSTINOR lưu hành trên thị trường Việt Nam) là 85.348,60 đô la Mỹ và khoản chi phí thuê luật sư là 9.496,59 đô la Mỹ[1]

 

Phán quyết sơ thẩm

- Chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại, buộc 2 bị đơn liên đới chịu trách nhiệm bồi thường 46.969,68 đô la Mỹ (Tương đương với 738.973.975 đồng)

- Buộc bị đơn thu hồi, tiêu hủy bao bì vi phạm và chấm dứt hành vi xâm phạm

Bản án phúc thẩm số 316/2006/DSPT ngày 4/01/2006

Tòa án xét xử phúc thẩm

Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại TP. Hồ Chí Minh

Vụ việc

Yêu cầu chấm dứt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (bị kháng cáo)

Phán quyết phúc thẩm

(sửa án sơ thẩm)

- Không chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn.

- Buộc Nguyên đơn phải nộp án phí do yêu cầu bồi thường không được chấp nhận là 28.514.677 đồng

Quyết định giám đốc thẩm 29/2009/DS-GĐT ngày 29/9/2009

Tòa án xét xử giám đốc thẩm

Tòa án nhân dân tối cao

Vụ việc

Yêu cầu chấm dứt hành vi cạnh tranh không lành mạnh và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng (bị kháng nghị giám đốc thẩm bởi Chánh án TAND tối cao theo Quyết định kháng nghị số 100/KN-DS ngày 31/3/2009)

Nội dung quyết định giám đốc thẩm

(Hủy án phúc thẩm, sơ thẩm và yêu cầu xét xử sơ thẩm lại)

Tòa án cấp sơ thẩm không căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự 1995 để xác định thiệt hại thực tế, và khi giải quyết lại coi số lượng thuốc POSINIGHT mà các bị đơn đã tiêu thụ tương đương với số lượng thuốc POTSINOR mà nguyên đơn có thể tiêu thụ được và căn cứ vào yêu cầu của nguyên đơn để buộc các bị đơn bồi thường cho nguyên đơn 30% doanh thu bán hàng là chưa có cơ sở vững chắc. Còn Tòa án cấp phúc thẩm cho rằng pháp luật chưa quy định về bồi thường thiệt hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh, từ đó bác toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn là không đúng.

Tòa án tối cao hủy bản án phúc thẩm số 316/2006/DSPT và bản án dân sự sơ thẩm số 275/2006/DSST và yêu cầu TAND thành phố Hồ Chí Minh xét xử sơ thẩm lại với lý do: Tòa án cần xác định được mức thiệt hại thực tế của nguyên đơn để buộc bị đơn bồi thường đúng quy định của pháp luật

 

Vụ án 2: Công ty TNHH T.V.N vs. Công ty TNHH MTV T.V.N

 

Bản án số 06/2011/KDTM-ST  ngày 29/09/2011

Tòa án xét xử sơ thẩm

Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế

Vụ việc

Tranh chấp quyền tên thương mại và Nhãn hiệu hàng hóa

Nguyên đơn

Công ty TNHH T.V.N

Bị đơn

Công ty TNHH MTV T.V.N

Yêu cầu khởi kiện

Yêu cầu xử lý xâm phạm đối với tên thương mại Taisun và nhãn hiệu “Uni Dry” cho sản phẩm tã giấy tại Việt Nam

Yêu cầu bồi thường thiệt hại 8.841.905.559đ (sau khi đã tự rút yêu cầu bớt 3.056.199.196đ), bao gồm các chi phí:

- Tên thương mại (vốn đầu tư của Công ty 165.750.000.000đ x 3%): 4.972.500.000đ

- Tên nhãn hiệu (giá trị nhận chuyển nhượng quý I và quý II/2010 là (125.000USD x 19.500đ/USD): 2.437.500.0000đ

- Chi phí hỗ trợ chống hàng giả tại thị trường tỉnh Thừa Thiên Huế (công ty tự chi phí): 988.683.193đ

- Tổn thất tinh thần: 50.000.000đ

- Phí luật sư sơ thẩm 4% số tiền Tòa án buộc bị đơn bồi thường

Phán quyết sơ thẩm

1. Đình chỉ yêu cầu khởi kiện xâm phạm quyền đối với tên thương mại Taisun

2. Chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đối với hành vi xâm phạm quyền nhãn hiệu Uni dry của Nguyên đơn và bồi thường thiệt hại cho hành vi này là 300.000.000đ và chi phí luật sư 12.000.000đ (tổng cộng 312.000.000đ)

3. Chấp nhận yêu cầu nguyên đơn rút một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại. Phần tạm ứng án phí tương ứng được sung công quỹ nhà nước.

4. Bác một phần yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn đòi bồi thường thiệt hại về xâm phạm nhãn hiệu là 8.841.905.559đ

5. Về án phí

Bị đơn: 15.600.000đ (312.000.000đ x 5%)

Nguyên đơn chịu tiền tạm ứng án phí rút một phần yêu cầu khởi kiện: 46.561.990đ [(72.000.000đ + (2% x 1.056.199.196đ) x 50%]

Nguyên đơn chịu một phần án phí không được tòa án chấp nhận: 116.541.904đ [(112.000.000đ + (0.1% x 4.541.905.559đ)]

Tổng cộng: 163.103.894đ

 

Vụ án 3: L.V (France) vs. Ông L.T.C

 

Bản án số 727/2011/KDTM-ST  ngày 25/05/2011

Tòa án xét xử sơ thẩm

Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh

Vụ việc

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Nguyên đơn

L.V (France)

Bị đơn

Ông L.T.C, Tp.HCM, Việt Nam

Tóm tắt nội dung:

- L.V là chủ sở hữu nhiều nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam cho các sản phẩm thời trang (túi, bóp)

- Bị đơn đã cố ý kinh doanh các sản phẩm gắn nhãn hiệu trùng lắp khó phân biệt với các nhãn hiệu được bảo hộ của nguyên đơn;

- Bị đơn từng bị Đội QLTT số 3A tại Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra và xử phạt 3 lần từ 12/2009-T7/2010

- Sau đó, bị đơn vẫn tiếp tục vi phạm

Yêu cầu khởi kiện

- Ngừng và chấm dứt vô thời hạn mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu của nguyên đơn dưới mọi hình thức;

- công khai xin lỗi nguyên đơn trên các phương tiện đại chúng.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất cho nguyên đơn với mức bồi thường tổng cộng: 48.130.000đ bao gồm 30.000.000đ + 18.130.000đ (phí tình tiết tăng nặng)

- Yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý để thuê Luật sư tổng cộng: 10.000USD tương đương với 195.000.000đ

- Yêu cầu Tòa án kiến nghị với UBND có thẩm quyền đình chỉ kinh doanh có thời hạn 3 tháng với bị đơn

Phán quyết sơ thẩm

- Chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn, buộc bị đơn ngừng và chấm dứt vô thời hạn mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu được bảo hộ của nguyên đơn; công khai xin lỗi nguyên đơn trên một kỳ báo Tuổi trẻ với nội dung yêu cầu;

- Chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất là 5.000.000đ và chi phí hợp lý để thuê luật sư của Nguyên đơn là 39.000.000đ

- Không chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn trong việc kiến nghị UBND có thẩm quyền đình chỉ kinh doanh có thời hạn 3 tháng với bị đơn;

- Về án phí:

Bị đơn: 2.200.000đ

Nguyên đơn: 11.956.500đ

 

Vụ án 4: L.V (France) vs. Ông N.H.P, Tp.HCM, Việt Nam

 

Bản án số 869/2011/KDTM-ST  ngày 16/06/2011

Tòa án xét xử sơ thẩm

Tòa án Nhân dân Tp. Hồ Chí Minh

Vụ việc

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Nguyên đơn

L.V (France)

Bị đơn

Ông N.H.P, Tp.HCM, Việt Nam

Tóm tắt nội dung:

- L.V là chủ sở hữu nhiều nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam cho các sản phẩm thời trang (túi, bóp)

- Bị đơn đã cố ý kinh doanh các sản phẩm gắn nhãn hiệu trùng lắp khó phân biệt với các nhãn hiệu được bảo hộ của nguyên đơn;

- Bị đơn từng bị Đội QLTT số 3A tại Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra và xử phạt 3 lần từ T8/2009- T8/2010

- Sau đó, bị đơn vẫn tiếp tục vi phạm

Yêu cầu khởi kiện

- Ngừng và chấm dứt vô thời hạn mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu của nguyên đơn dưới mọi hình thức;

- công khai xin lỗi nguyên đơn trên các phương tiện đại chúng.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất cho nguyên đơn với mức bồi thường tổng cộng: 47.400.000đ

- Yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý để thuê Luật sư tổng cộng: 10.000USD tương đương với 195.000.000đ

- Yêu cầu Tòa án kiến nghị với UBND có thẩm quyền đình chỉ kinh doanh có thời hạn 3 tháng với bị đơn

Phán quyết sơ thẩm

- Chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn, buộc bị đơn ngừng và chấm dứt vô thời hạn mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu được bảo hộ của nguyên đơn; công khai xin lỗi nguyên đơn trên một kỳ báo Tuổi trẻ với nội dung yêu cầu;

- Chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất là 10.000.000đ và chi phí hợp lý để thuê luật sư của Nguyên đơn là 58.000.000đ

- Về án phí:

Bị đơn: 3.400.000đ

Nguyên đơn: 5.600.000đ

 

Vụ án 5: L.V (France) vs. Bà L.T.H

 

Bản án số 855/2011/KDTM-ST ngày 15/6/2011

Tòa án xét xử sơ thẩm

Tòa án nhân dân Tp. Hồ Chí Minh

Vụ việc

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Nguyên đơn

L.V (France)

Bị đơn

Bà L.T.H, Tp.HCM, Việt Nam

Tóm tắt nội dung:

- L.V là chủ sở hữu nhiều nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam cho các sản phẩm thời trang (túi, bóp)

- Bị đơn đã cố ý kinh doanh các sản phẩm gắn nhãn hiệu trùng lắp khó phân biệt với các nhãn hiệu được bảo hộ của nguyên đơn;

- Bị đơn từng bị Đội QLTT số 3A tại Tp. Hồ Chí Minh kiểm tra và xử phạt 3 lần từ T6/2009- T9/2010

- Sau đó, bị đơn vẫn tiếp tục vi phạm

Yêu cầu khởi kiện sơ thẩm

Yêu cầu của nguyên đơn tại bản án sơ thẩm:

- Ngừng và chấm dứt vô thời hạn mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu của nguyên đơn dưới mọi hình thức;

- công khai xin lỗi nguyên đơn trên các phương tiện đại chúng.

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất cho nguyên đơn với mức bồi thường tổng cộng: 62.070.000đ

- Yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý để thuê Luật sư tổng cộng: 10.000USD tương đương với 195.000.000đ

- Yêu cầu Tòa án kiến nghị với UBND có thẩm quyền đình chỉ kinh doanh có thời hạn 3 tháng với bị đơn

Phán quyết sơ thẩm

- Chấp nhận yêu cầu của Nguyên đơn, buộc bị đơn ngừng và chấm dứt vô thời hạn mọi hành vi xâm phạm nhãn hiệu được bảo hộ của nguyên đơn; công khai xin lỗi nguyên đơn trên một kỳ báo Tuổi trẻ với nội dung yêu cầu;

- Chấp nhận một phần yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất là 10.000.000đ và chi phí hợp lý để thuê luật sư của Nguyên đơn là 58.000.000đ

- Về án phí:

Bị đơn: 3.400.000đ

Nguyên đơn: 5.600.000đ

Bản án số 21/2011/KDTM-PT  ngày 27/10/2011

Tòa án xét xử sơ thẩm

Tòa án Nhân dân tối cao

Tòa phúc thẩm tại Tp. Hồ Chí Minh

Vụ việc

Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ

Nguyên đơn

LV (France)

Bị đơn

Bà Lê Thị Hồng, Tp.HCM, Việt Nam

Yêu cầu kháng cáo

Do bản án sơ thẩm số 855/2011/KDTM-ST ngày 15/6/2011 bị kháng cáo nên vụ việc tiếp tục đưa ra xét xử phúc thẩm với các nội dung sau:

Yêu cầu của bị đơn tại bản án phúc thẩm:

- Giảm bớt số tiền yêu cầu bồi thường thiệt hại vật chất cho nguyên đơn với mức bồi thường tổng cộng: 10.000.000đ

- Giảm bớt số tiền yêu cầu thanh toán chi phí hợp lý để thuê Luật sư tổng cộng: 58.000.000đ

Phán quyết phúc thẩm

- Không chấp nhận kháng cáo của bị đơn, giữ nguyên bản án sơ thẩm về yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất là 10.000.000đ và chi phí hợp lý để thuê luật sư của Nguyên đơn là 58.000.000đ

- Về án phí:

Bị đơn: 200.000đ

 

Còn tiếp

 

Nếu Quý khách hàng có nhu cầu cụ thể cần được tư vấn, vui lòng liên hệ: vinh@bross.vn; điện thoại 0903 287 057; Wechat: wxid_56evtn82p2vf22; Skype: vinh.bross

 

Bross & Partners, một công ty luật sở hữu trí tuệ được thành lập năm 2008, thường xuyên lọt vào bảng xếp hạng các công ty luật sở hữu trí tuệ hàng đầu của Việt Nam do các tổ chức đánh giá luật sư có uy tín toàn cầu công bố hàng năm như Managing Intellectual Property (MIP), World Trademark Review (WTR1000), Legal 500 Asia Pacific, AsiaLaw Profiles, Asia Leading Lawyers, Asia IP và Asian Legal Business (ALB). Với nhiều năm kinh nghiệm nổi bật và năng lực chuyên môn sâu khác biệt, Bross & Partners có thể giúp khách hàng bảo vệ hoặc tự vệ một cách hiệu quả trong các tranh chấp sở hữu trí tuệ phức tạp ở Việt Nam và nước ngoài liên quan đến bản quyền tác giả, quyền liên quan, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu/thương hiệu gồm cả nhãn hiệu 3 chiều và tên miền internet.

 

 



[1] Tỷ giá USD/VND thời điểm tháng 9/2004: 15.733VND = 1USD, theo đó quy đổi tiền VND số tiền đòi bồi thường sẽ vào khoảng 1,492,180,652 đồng

 

Bookmark and Share
Relatednews
Khi nào không thể hoặc không nên đăng ký thương hiệu ra nước ngoài theo Hệ thống Madrid?
ĐĂNG KÝ QUỐC TẾ NHÃN HIỆU THEO HỆ THỐNG MADRID
Cấm người khác dùng tên người nổi tiếng đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc được không?
Trung Quốc: Tranh tụng bản quyền nhiều nhất thế giới và vai trò đặc biệt của hệ thống Tòa chuyên trách sở hữu trí tuệ
Nhật Bản bỏ thu phí 2 lần đối với nhãn hiệu quốc tế theo Hệ thống Madrid
Cambodia to Strictly Watch the Timely Submission of Affidavit of Use/Affidavit of Non-use for a Registered Trademark
Trung Quốc sẽ tiếp tục sửa Luật nhãn hiệu 2019 với trọng tâm chống “đăng ký nhãn hiệu có dụng ý xấu”
Căn cứ từ chối tuyệt đối cần tránh khi lựa chọn thương hiệu để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Trung Quốc
Campuchia siết chặt nghĩa vụ nộp bằng chứng sử dụng đối với nhãn hiệu đã đăng ký
Bross & Partners as a Contributor to the Chambers Trademarks and Copyright 2024 Global Practice Guide
Founding Partner Le Quang Vinh continously named in the 2023 A-List by Asia Business Law Journal

Newsletter
Guidelines
Doing business in Vietnam
Intellectual Property in Vietnam
International Registrations
Copyright © Bross & Partners All rights reserved.

         
Cửa thép vân gỗcua thep van go